- Việc sử dung cầu trục rất tiện lợi cho việc bốc, xếp hàng hóa các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (sắt, thép, bê tông...). Sức nâng lớn từ 1 tấn đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên cầu trục được sử dụng rộng rãi trong ngành Công nghiệp nói chung.
1. Phân loại theo công dụng của cầu trục:
Dùng để nâng hạ tải, di chuyển tải, lắp đặt tải...
2. Phân loại theo cơ cấu dẫn động của cầu trục:
Dẫn động của cầu trục thường bằng điện (nâng hạ và di chuyển bằng động cơ điện 1pha, 3 pha), ngoài ra cơ cấu dẫn động có thể là dẫn động bằng tay (nâng hạ bằng palang và con chạy xích kéo tay được treo trên dầm cầu trục và di chuyển cầu trục được dẫn động qua bộ truyền cơ khí như bánh răng ăn khớp, trục truyền...)
3. Phân loại theo kết cấu dầm cầu trục (thiết kế):
- Cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm): kết cấu có thể là dạng hộp hoặc Chữ I (cán nóng, tổ hợp), dạng dàn.
Cầu trục dầm đơn (một dầm)
- Cầu trục dầm đôi (cầu trục hai dầm): Kết cấu thường là dạng hộp, dàng dàn.
Cầu trục hai dầm (dầm đôi)
- Cầu trục treo: Kết cấu dạng hộp, chữ I, dạng dàn.
Cầu trục treo
4. Phân loại theo phạm vi sử dụng của cầu trục:
- Cầu trục cho cẩu cảng: với sức nâng hàng hóa lớn.
- Cầu trục cho các nhà máy luyện kim, thép: cầu trục làm việc trong môi trường khắc nhiệt (nhiệt độ cao, bụi bặm...).
- Cầu trục dùng trong việc phòng chống cháy nổ: môi trường dễ gây cháy nổ (axit, gas, khi lỏng...)
- Cầu trục chuyên dùng cho các nhà máy thủy điện.
- Cầu trục cho các nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, các nhà máy sản xuất, thương mại sắt thép.
- Cầu trục trong các nghành công nghiệp nhẹ (may măc, các công ty chuyên linh kiện điện tử)
- Cầu trục có các cơ cấu mang hàng đặc biệt: gầu ngoạm, nam chân từ.
5. Phạm vi hoạt động
- Cầu trục được hoạt động trên cao nhà xưởng (nhà thép zamin hoặc nhà xưởng có kết cấu dầm chạy vai đỡ dầm bằng bê tông)
- Cơ cấu chuyển động dọc đường ray của cầu trục và chuyển động ngang của palang trên dầm sẽ làm cho cầu trục có thể nâng hạ tất cả các điểm trong không gian làm việc của cầu trục.